Trong thiết kế đồ hoạ, việc sử dụng màu sắc sao cho khi in ấn không bị sai lệch quá nhiều là rất quan trọng. Vì thế, cần chọn lựa hệ màu phù hợp trong khi thiết kế.
Có hai hệ màu chúng ta thường gặp, đó là hệ RGB và CMYK. Những so sánh đơn giản dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu tại sao trong in ấn người ta dùng hệ màu CMYK.
Khái niệm về hệ màu trong in ấn
Hệ RGB là hệ màu mà các màu sắc hiển thị đều được tạo ra từ ba màu R (Red)-G(Green)-B(Blue). Là hệ màu cộng( gọi là màu cộng vì việc tổng hợp 3 màu RGB chỉ có thể thự hiện được trên vật có khả năng tự phát sáng. Ví dụ: màn hình Ti Vi, máy tính…)
Hệ CMYK là hệ màu mà các màu sắc được sinh ra từ việc kết hợp 4 màu C(Cyan)-M(Magenta)-Y(Yellow)-K(Black). Là hệ màu trừ (vì là những màu mà chúng ta thấy được nhờ sự phản xạ anh sáng chứ không có khả năng tự phát sáng). Ví dụ khi ta thấy một vật màu đỏ, là do vậy đó đã hấp thụ các bước sóng của màu khác và phản xạ lại bước sóng màu đỏ tới mắt chúng ta.
>> Xem thêm : Nhận biết hệ màu CMYK, RGB, LAB COLOR trong thiết kế & in ấn
Ứng dụng của hệ màu CMYK?
RGB: Người ta dùng hệ màu RGB trong màn hình ti vi hoặc máy tính…Để tạo ra hệ màu này, người ta sử dụng các ống phóng điện từ ra những màu RGB.
Các màu sắc khác nhau được tạo ra nhờ sự tổng hợp của ba màu RGB có cường độ khác nhau. Trong trường hợp 3 màu có cường độ bằng nhau thì sẽ tạo ra màu Xám, 3 màu có cường độ cực đại sẽ tạo ra màu Trắng, và cực tiểu sẽ tạo ra màu Đen.
CMYK: Trong in ấn người ta dùng hệ màu CMYK vì các vật liệu in ấn(giấy, vải, gỗ, nilon…) khổng thể tự phát sáng.
Bằng việc phối trộn và thay đổi định lượng ba các màu CMY ta có thể tạo ra được những màu khác nhau.
Trên lý thuyết, khi phối trộn 3 màu này với nhau với cùng định lượng sẽ tạo ra màu đen. Tuy nhiên trong in ấn, người ta thêm màu Black(K) vào để tăng độ tương phản và giảm bớt lượng mực CMY để tạo ra màu đen.
Cách sử dụng hệ màu CMYK trong in ấn ?
Trong in ấn, còn một khái niệm nữa là TRAM. Một hình ảnh thì có vùng sáng, vùng tối, chỗ đậm, chỗ lợt. Thay vì in những lớp mực có độ dày mỏng khác nhau để tái tạo hình ảnh, người ta sẽ chia và in tấm ảnh bằng những điểm nhỏ (gọi là điểm tram). Điểm TRAM nhỏ thì vùng đó sẽ sáng hơn. Điểm TRAM lớn thì vùng đó tối hơn. Khi nhìn vào hình ảnh, mắt ta sẽ có cảm giác hình ảnh có độ sáng tối như hình ảnh gốc..
Kết luận ===> Khi thiết kế cho một sản phẩm in ấn, chúng ta nên dùng hệ màu CMYK nhằm giảm thiểu khả năng sai lệch màu của thiết kế sau in.
Những sai sót nhỏ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, vì thế, việc cẩn thận trong in ấn là không bao giờ thừa. Hãy sử dụng hệ màu CMYK trên các chương trình đồ hoạ cho các thiết kế in ấn các bạn nhé!
Sưu tầm : Quà Tặng Vietbook